Sinh viên đi làm thêm không còn là điều mới mẻ, tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng tìm được một công việc phù hợp và được trả lương xứng đáng với công sức của mình.
Làm thêm dịp Tết, sinh viên hãy cẩn thận.
Làm thêm dịp Tết, sinh viên hãy cẩn thận.
Thời điểm cận tết, trong khi hầu hết các bạn sinh viên đang háo hức chuẩn bị vé tàu xe về quê thì vẫn còn không ít bạn lựa chọn ở lại Thái Nguyên tìm một công việc để kiếm thêm thu nhập.
Vào thời điểm này rất nhiều cửa hàng, quán xá… trên địa bàn thành phố Thái Nguyên khá đông khách. Công việc nhiều, các chủ cửa hàng thường có nhu cầu tuyển nhân viên tăng cao. Mức lương cũng được các chủ cửa hàng hứa hẹn cao hơn so với dịp thường.
Các trường Đại học hiện nay đều đào tạo theo hình thức tín chỉ do đó thời gian này hầu hết các bạn sinh viên đã hoàn thành kì thi kết thúc học phần, nên có nhiều thời gian rảnh. Không ít sinh viên đã tìm đến các quán Cafe, quán nước, cửa hàng tạp hóa, shop quần áo, quán ăn… quanh thành phố để kiếm việc.
Ngoài ra, có thể dễ dàng bắt gặp những tờ rơi, banner, áp phích để tuyển những lao động không qua đào tạo, trình độ, kinh nghiệm. Công việc an nhàn, mức lương cao: từ 2,5 triệu tới 5 triệu đồng/tháng, ưu tiên sinh viên. Tại những điểm xe bus, khu vui chơi giải trí cũng không thiếu những nhân viên chèo kéo sinh viên bằng những lời “có cánh”.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tìm được những công việc ưng ý và lương hấp dẫn như quảng cáo ban đầu.
![]() |
Bạn Dương Thị Thầm làm việc tại quán bún chả gần cổng ĐH CNTT Thái Nguyên, theo thảo thuận ban đầu bạn chỉ phải làm 4 tiếng song thực tế bạn bị làm đến 6 tiếng/ngày |
Chúng tôi theo chân hai bạn sinh viên năm 4, trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên tìm đến các cửa hàng bán quần áo, giầy dép, quán ăn… trong chợ sinh viên gần trường Sư phạm để tìm việc làm.
Hai bạn sinh viên Thầm và Hạnh sau một hồi dạo quanh chợ tìm việc cuối cùng cả hai được một cửa hàng ăn nhận vào làm với mức lương 1.300.000/ tháng.
Tuy nhiên mới làm được hai ngày, hai bạn đã phải “chạy mất dép” vì chủ bắt làm một ca thành ca rưỡi. Khi vắng khách, bà chủ lại bắt hai bạn dọn nhà cửa, giặt quần áo… trong khi đồng lương lại bị dọa trừ ngược, trừ xuôi. Có khi ca tối của Hạnh đến 10h là xong nhưng hơn 11h30 chủ mới tha cho Hạnh về.
“Luật” không có trong thỏa thuận “mồm”
Nhiều trường hợp éo le xảy ra đối với các bạn sinh viên trong những công việc mùa vụ này. Được người quen giới thiệu đến bán hàng cho một cửa hàng quần áo , Nguyễn Thị Hân sinh viên năm tư trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên khá háo hức với mức thù lao 50.000/ngày công việc lại nhàn chỉ đứng giới thiệu và bán hàng cho khách.
Hân chia sẻ: “ Mình bán quần áo cho một cửa hàng, sau khi kiểm hàng mình kiểm đủ nhưng bà chủ lại nói mình kiểm thiếu một lô hàng trị giá 500.000đ nên bắt mình đền. Cuối tháng mình bị trừ chỉ còn 1 triệu tiền lương”
Cũng như Hân, bạn Hoàng Thị Lành sinh viên Báo chí K9 làm việc tại quán bún chả nhưng do công việc không như lúc đầu thỏa thuận nên bạn chỉ làm được một tháng thì xin nghỉ.
Khi nhận lương Lành giật mình vì bị trừ mất 300 nghìn với lý do cô chủ đưa ra là “Cháu làm việc có một tháng nên cô không trả 1,3 triệu/tháng cô trừ 300 do thời gian làm việc của cháu không lâu. Ở đây những người thuê nhân viên như bọn cô ai cũng vậy”.
Mặc dù đã thông báo cho cô chủ rằng hết 1 tháng sẽ nghỉ nhưng Lành vẫn bị “trừ phí”, theo luật của các bà chủ.
Còn Phạm Tiến Thương sinh viên năm 3 ĐH Nông Lâm chia sẻ " Sinh viên làm thêm gặp nhiều khó khăn lắm. Nhiều lúc không muốn đi làm đâu nhưng mà không có tiền phụ giúp gia đình lại phải đi làm. Trong khi đó. Việc sắp xếp thời gian giữa việc học và đi làm, phương tiện đi lại nữa mà tháng mình chỉ được 800/tháng".
Bạn Phạm Tiến Thương chia sẻ
Vì vậy, ngoài việc cân nhắc thời gian giữa việc học và làm cho phù hợp thì đặc biệt khi đi làm thêm phải thỏa thuận rõ ràng, cần cảnh giác những quảng cáo “ảo” để tránh những việc không mong muốn, thua thiệt bất công… Xuy xét kỹ cái được và mất để có quyết định đúng đắn nhất cho chính mình nhé các bạn!
Võ Nhiên
0 nhận xét | Viết lời bình