Việt Nam có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Nguồn tài nguyên cây thuốc cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao và trải khắp miền đất nước. Ngày xưa khi chưa có thuốc tây các cụ đã dùng cây tự nhiên để chữa bệnh như: tả, lị, sốt... nhưng từ khi có thuốc Tây để thuận tiện con người đã lạm dụng nó và quên đi các loài cây tự nhiên. Việc sử dụng thuốc Tây lâu dài hay dùng quá nhiều đều là nguyên nhân làm cho các cơ quan trong cơ thể chúng ta chịu nhiều tác dụng không mong muốn. Hiện nay, người ta lại có xu hướng quay trở về với cây thuốc và thuốc có nguồn gốc tự nhiên hơn là thuốc làm từ hóa chất. Tôi giới thiệu đến các bạn một số loại cây thuốc dân gian và đặc điểm nhận diện của chúng để mọi người biết và dúng nó để chữa một số bệnh thông thường mà lại không mang đến tác dụng phụ.
1. Táo rừng Còn gọi là mận rừng, bút mèo, vang trầm.
Tên khoa học Rhamnus crenatus Sieb và Zucc var. cambodianus.
Thuộc họ Táo ta Rhamneceae.
- Đặc điểm: Cây nhỏ Cao 1-8m, cành mềm nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng, đáy lá thuôn, đầu lá hơi nhọn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới, mép lá có răng cưa, trông giống lá táo ăn. Hoa nhỏ, lưỡng tính, màu trắng vàng, mọc thành chùm tán ở kẽ lá. Quả như táo ta nhưng nhỏ hơn, và dẹt hơn. Mùa quả tháng 5-7.
- Công dụng: chữa hắc lào: vỏ rễ khô giã nát ngâm với rượu 40% tỉ lệ 1/3, hoặc với dấm tỉ lệ 1/2, bôi lên nơi hắc lào đã rửa sạch, thuốc này có một số kết quả.
Chữa lở ngứa: Lá táo rừng tươi nấu nước tắm, ngày một lần liên tục trong 5 ngày.
![]() |
Lá cây táo rừng (ảnh sưu tầm) |
2. Trinh nữ hay còn gọi xấu hổ, mắc cỡ, cây thẹn, hàm tu thảo (danh pháp hai phần: Mimosa pudica L.) là một loại thực vật thuộc họ Đậu được Carl von Linné mô tả khoa học đầu tiên.
- Đặc điểm: Trinh nữ là cây cỏ nhỏ có gai, mọc rà ở đất, lá bẹ có rìa lông. Khi bị đụng đến và lúc về đêm thì lá xếp lại. Hoa hình đầu tròn, có màu hồng, quả có lông, rụng thành từng đốt. Cây có tính an thần, giúp dễ ngủ.
- Công dụng: Cành và lá cây xấu hổ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc; có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần, giải độc hat ơ thể. Rễ xấu hổ có vị hat, hơi đắng, tính ấm, có độc tố, có tác dụng chỉ khái, hóa đàm, thông kinh, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích.
![]() |
Cây trinh nữ (cây xấu hổ) (ảnh sưu tầm) |
3. Quế: Tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees. Họ long não (Lauraceae).
- Đặc điểm: Cây to, cao 10-20m, vỏ ngoài nứt nẻ, thân phân nhiều nhánh. Cây mọc hoang trong rừng, hoặc trồng bằng hạt, hay chiết cành, sau 5 năm có thể thu hoạch, nhưng vỏ quế bóc sau 20-30 năm thì tốt nhất. Vỏ quế bóc vào tháng 4-5 hay 9-10 sẽ dễ hơn vì đây là giai đoạn quế làm nhựa. Vỏ quế đem về ngâm nước 1 ngày, rửa sạch rồi xếp vào sọt tre kín, ủ lá chuối chung quanh khoảng 3-7 ngày rồi lấy ra để chỗ mát cho khô.
Công dụng: Ngừa sâu răng và sạch miệng.Giảm đau do chứng viêm khớp.Giảm đau đầu và chứng đau nửa đầu.Giảm đau cơ và đau khớp.
![]() |
Cây quế (ảnh sưu tầm) |
4. Cây hồi còn có tên đại hồi, đại hồi hương, bát giác hồi hương, tiếng Bắc Kinh gọi là Bajiao, tên khoa học là Illicium verum, thuộc họ hồi (Illiaceae), thường bị lầm với cây hồi Nhật Bản (Illicium anisatum) hoặc cây hồi núi (Illicium griffithii) đều có chất độc.
- Đặc điểm: Hồi là cây nhỡ, cao khoảng 2 - 6m, thân thẳng to, cành thẳng, nhẵn, dễ gãy, lúc non màu lục nhạt sau chuyển thành màu xám. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, cánh hoa màu trắng ở phía ngoài, màu hồng ở phía trong. Quả hồi (dân gian thường gọi nhầm thành hoa hồi) gồm có 6-8 đại (cánh), có khi nhiều hơn, xếp thành hình sao, đường kính trung bình 2,5 - 3cm, lúc tươi có màu xanh, khi chín khô cứng có màu nâu hồng. Hạt nhỏ hình trứng, nâu nhạt, nhẵn bóng, nằm ở chính giữa mỗi đại khi nứt làm hai.
- Công dụng: chữa nôn mửa, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, giải độc của thịt cá, tay chân nhức mỏi.
![]() |
Cây hồi (ảnh sưu tầm) |
5. Chuối hột là một loại chuối cho trái có rất nhiều hột, nhất là chuối hột mọc ở rừng. Chuối hột rừng có tên khoa học là Musa acuminata Colla, thuộc họ chuối (Musaceae).
- Đặc điểm: Chuối hột rừng có thân cao 3-4 m, mọc tự nhiên.
- Công dụng: Trái chuối hột rừng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, viêm thận, tăng huyết áp. Có bài thuốc dân gian cho rằng khoét cây chuối hột rừng ở gần gốc, lấy nước từ thân cây uống, sẽ giúp hạ đường huyết tự nhiên với người bị bệnh tiểu đường.
Trên đây là những loại cây có tác dụng chữa bệnh dễ tìm nhất, rất mong nó sẽ giúp ích được cho mọi người.
![]() |
Quả chuối hột (ảnh sưu tầm) |
Nguyễn Thảo
0 nhận xét | Viết lời bình